Nên hay không các phim kinh dị Âu Mỹ bị cấm chiếu để bảo hộ phim Việt?

1177
0

Những ngày này, thông tin về hai phim kinh dị Truth or Dare (Chơi hay Chết) Ghost Stories (Những Câu Chuyện Ma) sẽ không được chiếu tại Việt Nam dù một số hãng phát hành đã đưa thông tin và hình ảnh quảng bá phim cho Truth or Dare đang gây ra những ý kiến trái chiều trong khán giả. Trước bộ đôi phim kinh dị này thì tác phẩm trộm cướp Terminal có sự góp mặt của người đẹp Margot Robbie và phim điệp viên Red Sparrow của minh tinh Jennifer Lawrence cũng không thể qua nổi vòng kiểm duyệt.

Một số bộ phim không vượt qua được vòng kiểm duyệt trong thời gian gần đây
 
 

Với nội dung và cách khai thác khá mới lạ (trò chơi "Thật hay Thách"/ Truth or Dare còn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam), bộ phim kinh dị của Blumhouse nhận được sự quan tâm từ khán giả ngay từ khi những thông tin đầu tiên được tung ra. Vì thế nhiều khán giả đã tỏ ra thất vọng và đổ lỗi ngay cho phim Việt:

 
 
Một số người đã nhanh nhẹn đổ lỗi cho phim Việt
 

Phim bị cấm là do có vấn đề về nội dung

Chiếu theo Chương III, điều 10 - Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại phim của quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim do Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch ban hành thì các phim trong danh sách đều chứa những cảnh kinh dị, khỏa thân hoặc trả thù khá "nặng đô". Thậm chí Red Sparrow còn bị một số nhà phê bình nước ngoài coi là phiên bản "khiêu dâm" của dòng phim gián điệp khi nhân vật của Jennifer Lawrence bị đối xử cực kỳ tồi tệ.

"Red Sparrow" (2018) mô tả nhân vật của Jennifer Lawrence từ một vũ công ba lê bị ép trở thành điệp viên.
 

Trong khi đó, với cái kết cực kỳ đáng quan ngại, Truth or Dare đóng lại khi hai nhân vật chính quyết định nguyền rủa cả thế giới để họ được sống. Lời nguyền về trò chơi "Truth or Dare" đã được Olivia (Lucy Hale) tung ra bằng một video thu hút hàng triệu người xem, và thế là để đổi lại sự sống, Olivia đã khiến hàng loạt người xem Youtube vạ lây. Tờ Gizmodo gọi đây là một phim mô tả "sự ích kỷ và hời hợt của giới trẻ cùng văn hóa trực tuyến độc hại".

 
 

Trong nhiều trường hợp, các phim sẽ được yêu cầu gắn mác giới hạn độ tuổi, lược cắt một hay nhiều cảnh, sửa chữa lời thoại hoặc chỉnh sửa phóng to, thu nhỏ hình để phù hợp khi chiếu rạp. Chính vì điều này mà các phim có cảnh giường chiếu nóng bỏng như 50 Sắc Thái khi chiếu tại rạp được khán giả mô tả là "hai nhân vật cứ chạm vào nhau là trời sáng". Còn những trường hợp khác sau khi đã cân nhắc không thể cắt chỉnh mà vẫn có thể gây tác động tiêu cực tới khán giả thì việc cấm chiếu là biện pháp cuối cùng để bảo vệ người xem. 

Có thể thấy quyết định cấm chiếu của Cục điện ảnh đối với các phim trên đều là có lý do liên quan đến nội dung phim (quy chung về "không phù hợp với Việt Nam"), việc cấm chiếu các phim này không làm cho phim Việt có thêm được suất chiếu hơn được bao nhiêu, vì thế việc này không hề liên quan đến chuyện "bảo hộ phim Việt" như nhiều người từng chỉ trích. Còn câu chuyện về hỗ trợ nền điện ảnh trong nước phải là một cuộc chạy dài, với việc chia lại tỉ lệ tổng số buổi chiếu phim Việt, tỉ lệ doanh thu, chính sách quảng cáo và phân bố giờ chiếu... được quy định cụ thể chứ không phải là chuyện cấm phim này để phim khác được chiếu như nhiều người lo nghĩ.

 

Theo kenh14

Bình luận

Tin xem nhiều nhất

Tin mới